Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam

Binh chủng Pháo binh
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Thành lập29 tháng 6 năm 1946; 78 năm trước (1946-06-29)
Quân chủng Lục quân
Phân cấpBinh chủng (Nhóm 4)
Nhiệm vụBinh chủng chiến đấu
Quy mô10.000 người
Bộ phận củaBộ Quốc phòng
Bộ chỉ huyBa Đình, Hà Nội
Khẩu hiệuChân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng
Hành khúcHò kéo pháo
Vinh danhAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Sao Vàng Huân chương Sao Vàng
Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhất
Chỉ huy
Tư lệnh
Chính ủy
Tham mưu trưởng
Chỉ huy nổi bậtTrần Đại Nghĩa
Lê Thiết Hùng
Lê Quang Hòa

Binh chủng Pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh 8 chữ "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng" ngày 13 tháng 4 năm 1967.

Lịch sử hình thành

Ngày 29 tháng 6 năm 1946 là ngày thành lập Binh chủng Pháo binh. Vào ngày này, tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương (40 Hàng Bài, Hà Nội), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn Pháo binh Thủ đô, gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng (4 pháo phòng không 75mm), Pháo đài Xuân Tảo (2 pháo phòng không 75mm), Pháo đài Xuân Canh (1 pháo phòng không 75mm).

Năm 1948, lực lượng pháo binh phát triển tới cấp tiểu đoàn: tiểu đoàn pháo binh 410 (Liên khu 10), tiểu đoàn pháo binh chủ lực đầu tiên, được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1948.

Năm 1950 pháo binh phát triển tới cấp trung đoàn. Ngày 20 tháng 11 năm 1950 thành lập trung đoàn 675, Trung đoàn pháo cơ giới 45 được thành lập với trang bị gồm 20 khẩu lựu pháo 105 mm và 40 ô tô các loại.

Ngày 31 tháng 7 năm 1949, Cục Pháo binh được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, sửa chữa các loại pháo, đạn và mở lớp đào tạo cán bộ chỉ huy pháo binh và thợ pháo, do Trần Đại Nghĩa làm Cục trưởng.

Năm 1951, đại đoàn công pháo (công binh–pháo binh) 351 được thành lập, gồm 3 trung đoàn: trung đoàn pháo 675, trung đoàn pháo 45 và trung đoàn công binh 151.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, bộ đội pháo binh có 2 trung đoàn pháo, 4 tiểu đoàn pháo phản lực và súng cối, gồm: 24 khẩu 105 mm có xe kéo, 16 khẩu cối 120 mm, 30 khẩu sơn pháo 75 mm và ĐKZ, 12 dàn phản lực 102 mm, 36 khẩu cối 82 mm. Ngoài ra còn có 6 tiểu đoàn pháo trong biên chế các đại đoàn bộ binh.

Ngày 7 tháng 9 năm 1954, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Pháo binh, đến ngày 28 tháng 5 năm 1956 Binh chủng Pháo binh chính thức được thành lập với cơ quan đầu não là Bộ Tư lệnh Pháo binh.

Ngày 16 tháng 9 năm 1954, thành lập 2 đại đoàn pháo 675 và 349.

Ngày 21 tháng 9 năm 1954, thành lập đại đoàn pháo phòng không 367, đến năm 1958 tách khỏi Bộ Tư lệnh Pháo binh để đặt dưới quyền Bộ Tư lệnh Phòng không mới được thành lập.

Ngày 15 tháng 10 năm 1965, thành lập Đoàn pháo binh 69 (còn gọi là Đoàn pháo binh Biên Hòa), thuộc Bộ Tư lệnh Miền (chiến trường B2). Tháng 1 năm 1972, Đoàn pháo binh 69 chuyển thành Sư đoàn pháo binh 75 thuộc Bộ Tư lệnh Miền.

Pháo đài Láng

Trung đội pháo đài Láng thành lập ngày 29 tháng 6 năm 1946, gồm 44 người, chia làm 3 khẩu đội, do Nguyễn Ưng Gia làm trung đội trưởng, Nguyễn Văn Khoát làm chính trị viên.. Pháo đài Láng vốn do Pháp lập ra sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ để bắn máy bay Nhật. Ở đây có 4 khẩu pháo cao xạ 75 mm mua của Đức là loại súng tối tân lúc bấy giờ được gắn cố định vào bệ bê tông. Năm 1940, Nhật đã buộc Pháp phải dùng pháo đài Láng để bắn máy bay Mỹ đến ném bom Hà Nội. Bộ đội Việt Nam dùng 2 khẩu cao xạ còn lại với 400–500 viên đạn làm pháo bắn mục tiêu mặt đất.

Ngày Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Pháo đài Láng đã nổ súng bắn vào thành Hà Nội, yểm trợ cho bộ đội Việt Nam. Ba ngày sau, pháo đài Láng bắn rơi một máy bay trinh sát của Pháp. Nửa tháng sau thì pháo đài hết đạn, nhưng được điều thêm 1 khẩu sơn pháo 75 mm có bánh xe do ô tô kéo về. Ngày 10 tháng 1 năm 1947, trung đội pháo đài Láng rút khỏi Hà Nội, kết thúc đợt chiến đấu đầu tiên của pháo binh Việt Nam.

Pháo hỏa tiễn ĐKB

Năm 1966 Liên Xô chi viện cho Quân đội nhân dân Việt Nam pháo hỏa tiễn 24 nòng đặt trên xe, sử dụng phương tiện hiện đại để phóng cùng một lúc 24 viên đạn, nhưng như thế chưa phù hợp với điều kiện tác chiến của Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Liên Xô cải tiến loại pháo hỏa tiễn đó bằng cách tháo rời giàn pháo ra từng nòng để bộ đội Việt Nam mang vác cơ động và chiến đấu được thuận lợi. Loại pháo cải tiến này được đặt tên mới là ĐKZB, và gọn hơn là ĐKB. Pháo hỏa tiễn ĐKB cỡ 122 mm, tầm bắn 11.200 m, đạn nặng gần 60 kg. Trung đoàn pháo hỏa tiễn 724 được thành lập tháng 2 năm 1966 và được đưa vào miền Đông Nam Bộ (chiến trường B2). Trung đoàn 724 trực thuộc Đoàn 69 (tương đương cấp sư đoàn) pháo binh Miền (tên gọi tắt của chiến trường B2). Trung đoàn trưởng Trần Đáo và Chính ủy Đinh Lại hy sinh trên đường vào miền Nam nên Tô Đê làm Trung đoàn trưởng và Lê Bình làm Chính ủy trung đoàn. Trung đoàn đã pháo kích sân bay Biên Hòa ngày 11 tháng 5 năm 1967, phá hủy và phá hỏng 150 máy bay các loại và nhiều phương tiện kỹ thuật, đốt cháy nhiều kho nhiên liệu, tiêu diệt và làm bị thương hơn 800 phi công và nhân viên kỹ thuật đối phương.

Nhiệm vụ

Binh chủng Pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam là binh chủng chiến đấu, là hỏa lực chủ yếu của lục quân; có thể tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hoặc độc lập tác chiến.

  1. Chi viện hỏa lực trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng. Chi viện hỏa lực cho các lực lượng đánh nhỏ lẻ, phân tán, rộng khắp trong địa bàn tác chiến.
  2. Kiềm chế, chế áp trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa, sở chỉ huy của địch.
  3. Chế áp, phá hoại, khống chế các mục tiêu quan trọng sâu trong đội hình địch như sở chỉ huy (vị trí chỉ huy), trung tâm thông tin, sân bay, kho, bến cảng... và hậu phương của địch.
  4. Dùng hỏa lực pháo binh bắn tiêu diệt, gây tổn thất làm địch mất sức chiến đấu. Bắn phá các mục tiêu công sự, công trình phòng ngự của địch... gây mất tác dụng.
  5. Bắn chế áp gây tổn thất cho các mục tiêu của địch, tạm thời mất sức chiến đấu, cơ động hạn chế, chỉ huy rối loạn.
  6. Bắn kiềm chế gây tổn thất và tác động về tinh thần, tâm lý để hạn chế và ngăn chặn hoạt động của địch một cách tạm thời.

Lãnh đạo hiện nay

Tổ chức chính quyền

Cơ quan

Đơn vị

  • Trường Sĩ quan Pháo binh – TX Sơn Tây, TP Hà Nội
  • Lữ đoàn 45 – TX Sơn Tây, TP Hà Nội
  • Lữ đoàn 204 – TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
  • Lữ đoàn 490 – Chí Linh, Hải Dương
  • Lữ đoàn 675 – Hiệp Hòa, Bắc Giang
  • Lữ đoàn 96 – Long Thành, Đồng Nai
  • Trung tâm Huấn luyện – Đào tạo - Thạch Thất, Hà Nội
  • Kho K380[1] – Chợ Đồn, Bắc Kạn
  • Kho K86 - Thạch Thất, Hà Nội
  • Tiểu đoàn 371 - Thạch Thất, Hà Nội
  • Tiểu đoàn 97 - Ba Vì, Hà Nội
  • Tiểu đoàn 10 Vận tải, Cục Hậu cần

Khen thưởng

Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ

Cục Pháo binh, Bộ Tổng tư lệnh

Bộ Chỉ huy Pháo binh

  • 1954–1956: Lê Thiết Hùng, Thiếu tướng (1948), Tư lệnh Bộ Chỉ huy Pháo binh

Tư lệnh Binh chủng

Chính ủy Binh chủng, Phó tư lệnh chính trị

Tham mưu trưởng

  • Phan Hạo, Thượng tá (1966-1967, 1969-1971)
  • Tô Thuận, Thiếu tướng (1985)
  • Hoàng Văn Khoát, Đại tá

Trang thiết bị

Pháo xe kéo- Pháo cối

Ảnh Chủng loại Nguồn gốc Loại Số lượng hoạt động Chú thích
Pháo
 Liên Xô Súng cối 60mm (nhiều phiên bản) Chưa rõ
Súng cối 82mm (nhiều phiên bản)
120-PM-38M Súng cối hạng nặng 120 mm cải tiến
120-PM-43 Súng cối hạng nặng 120mm
2B11 Súng cối hạng nặng 120 mm
BS-3 Lựu pháo nòng dài 100mm
B-10 Pháo không giật 82mm
B-11 Pháo không giật 107 mm Vũ khí dự bị
D-20 Lựu pháo 152mm 350
D-30 Lựu pháo 122mm 450
D-44 Pháo bắn thẳng 85mm
D-74 Lựu pháo nòng dài122 mm
M-1943 Súng cối hạng nặng 160mm
M-46 Lựu pháo nòng dài 130mm 250
M-160 Súng cối 160 mm
SPG-9 Pháo không giật 73mm
M1938 Súng cối 107 mm
ML-20 Lựu pháo 152 mm 100
T-12  Nga Pháo chống tăng 100 mm
 Trung Quốc Súng cối 100mm Chưa rõ
M101  Hoa Kỳ Lựu pháo 105 mm
M114 Lựu pháo 155mm 100
M2A1 Lựu pháo 105mm
[[M40 recoilless rifle|M-40] Pháo không giật 105 mm. Vũ khí dự bị
Súng cối giảm âm 50mm Chưa rõ
Việt Nam Súng cối 100 mm
SPG-9T2 Pháo không giật 73 mm
Xe kéo pháo
AT-L  Liên Xô Xe kéo pháo bánh xích. [3]
ATS-59G  Liên Xô Xe kéo pháo bánh xích. [4][5]
M548  Hoa Kỳ Xe kéo pháo bánh xích.

Pháo phản lực

Ảnh Chủng loại Nguồn gốc Loại Số lượng hoạt động Chú thích
BM-13  Liên Xô Pháo phản lực phóng loạt 132 mm 16 ống. Vũ khí dự bị
BM-14 Pháo phản lực 140 mm 16 ống 400 thực địa trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1967[6]
BM-21 Pháo phản lực 122 mm 40 ống 350 tính đến năm 2016[7]
DKB Pháo phản lực mang vác 122 mm (1 ống phóng đơn phóng đạn BM-21) Không rõ 955 đơn vị 9P132 hay DKB được Liên Xô chuyển giao (400 đơn vị được chuyển giao vào năm 1966, 400 - 1970, 155 - năm 1972). Hiện nay đã tự chế tạo trong nước nhưng không rõ số lượng
Type63  Liên Xô /  Trung Quốc Pháo phản lực 106,7 mm 12 ống 306[8]

Pháo tự hành

Ảnh Xe Nguồn gốc Loại Phiên bản Số lượng Chú thích
Pháo mặt đất tự hành
ASU-57  Liên Xô Pháo đổ bộ đường không/pháo chống tăng ASU-57 không rõ [9]đã loại biên
ASU-85 Pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 Không rõ [10]
2S1 Gvozdika Pháo mặt đất tự hành 2S1 Gvozdika 150 [11]
2S3 Akatsiya Pháo mặt đất tự hành 2S3 Akatsiya 30[12] [13]
Pháo tự hành M101 Việt Nam Pháo mặt đất tự hành M1: Tích hợp lựu pháo xe kéo M101 với khung gầm xe tải Ural-375D.

M3: Tích hợp lựu pháo xe kéo M101 và súng máy hạng nặng 12,7 mm lên khung gầm xe tải Ural-4320.

Chưa rõ [14]
M548-XX Pháo mặt đất tự hành M548-23: Trang bị 1 pháo phòng không 23mm-2 trên cơ sở xe M548.

M548-76: Trang bị một pháo 76,2mm Zis-3 trên cơ sở xe M548.

M548-85mm:: Trang bị pháo 85mm D44 trên cơ sở xe M548.

M548-105: Trang bị một pháo105mm M102 trên cơ sở xe M548, ngoài ra còn trang bị súng máy 7.62mm PKT.

[15]
M113  Hoa Kỳ / Việt Nam Cối tự hành M106A1: Biến thể của M113 trang bị súng cối M30 106,7mm.

M125A1: Biến thể của M113 trang bị súng cối M29 81mm.

M106-100: Biến thể của M106 trang bị súng cối 100 mm và súng 12,7 mm DShK/K-54 do Viêt Nam tự sản xuất.

M125-100: Biến thể của M125 trang bị súng cối 100 mm và súng 12,7 mm DShK/K-54 do Viêt Nam tự sản xuất.

Không rõ [16][17]
M107  Hoa Kỳ Pháo tự hành 175mm Chưa rõ

Chiến lợi phẩm sau năm 1975, hiện nằm trong kho dự trữ.

Tên lửa mặt đất

Ảnh Chủng loại Nguồn gốc Loại Số lượng Chú thích
3M11 Falanga  Liên Xô Tên lửa chống tăng (sử dụng trên trực thăng Mi-24)
9M113 Konkurs [18]
9M14 Malyutks Tên lửa chống tăng [19]
9K11 Fagot
SS-1 Scud B/C/D Tên lửa đạn đạo chiến thuật 24[20]
9K114 Shturm  Nga Tên lửa chống tăng (sử dụng phiên bản hải quân SHTURM-Ataka trang bị cho các Tàu tuần tra cao tốc Mirage mua của Nga)
Hwasong-6 (Scud-C)  Bắc Triều Tiên Tên lửa đạn đạo tầm ngắn [21]

Chú thích

  1. ^ “Ấn tượng Kho K380”. Báo Quân đội Nhân dân. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2023.
  2. ^ Lãnh đạo Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam
  3. ^ “Armor of the Vietnam War (2) Lực lượng Châu Á. Áo giáp trong Chiến tranh 7017.Trang 41”. Ấn phẩm Concord. Grandolini, Albert (1998). ISBN 9789623616225. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ “Armor of the Vietnam War (2) Lực lượng Châu Á. Áo giáp trong Chiến tranh 7017”. Ấn phẩm Concord. Grandolini, Albert (1998). ISBN 9789623616225. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ "Objectif Saigon! 3e partie: La chute du régime sud-vietnamien". Batailles & Blindés (bằng tiếng Pháp). Số 54. Caraktère. trang 66–79”. ISSN 1765-0828. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  6. ^ "Tên lửa và bệ phóng tên lửa". Tucker, Spencer C. (biên tập). The Encyclopedia of the Vietnam War: A Chính trị, Xã hội và Lịch sử Quân sự (2 ed.). p. 988. tháng 5 năm 2011. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp)
  7. ^ “Cán cân quân sự 2016”. , tr. 297.
  8. ^ "Trang bị Quân đội Việt Nam". Bảo mật Toàn cầu. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2016.
  9. ^ "ASU-57". Bách khoa toàn thư xe tăng. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2018.
  10. ^ “Biết gì về pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 Việt Nam sở hữu?”. Báo điện tử Kiến Thức. 8 tháng 8 năm 2020.
  11. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  12. ^ "Cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí của SIPRI". https://en.wikipedia.org/wiki/Stockholm_International_Peace_Research_Institute. Ngày 6 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  13. ^ “Việt Nam có bao nhiêu siêu pháo tự hành 2S3 Akatsiya trong biên chế?”. Báo điện tử Kiến Thức. 25 tháng 4 năm 2020.
  14. ^ “Việt Nam sản xuất pháo tự hành kết hợp công nghệ Mỹ-Nga”. Báo Đất Việt. 9 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2021.
  15. ^ “Không tin nổi: Việt Nam đã có 6 kiểu pháo tự hành bánh xích”. Báo điện tử Kiến Thức. 1 tháng 7 năm 2020.
  16. ^ “https://twitter.com/oryxspioenkop/status/931580664905961472”. Twitter. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  17. ^ “Sức mạnh cải tiến mới trên thiết giáp M-113 lắp súng cối 100mm Việt Nam”. Báo Điện tử Kiến Thức. 16 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  19. ^ “Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS)”. Cán cân quân sự 2018". Cán cân quân sự. Routledge. 118. 14 tháng 2 năm 2018.
  20. ^ "Kiểm soát lửa đạn tên trên toàn thế giới (Xem Việt Nam)". https://en.wikipedia.org/wiki/Arms_Control_Association. Hiệp hội kiểm soát vũ khí; Cơ quan Phòng thủ Tên lửa; Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ; Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội; Trung tâm Tình báo Hàng không và Vũ trụ Quốc gia; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ: Arms Control Association. (ngày 5 tháng 1 năm 2012). Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2015. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  21. ^ https://mobile.twitter.com/ArmsControlWonk/status/974686166313189377

Liên kết ngoài

Read other articles:

Brooke BrodackBrodack at the ROFLCon in 2008.LahirBrooke Allison Brodack7 April 1986 (umur 37)Putnam, Connecticut, Amerika SerikatNama lainBrooke AlleyTahun aktif30 September 2005 – sekarangDikenal atasKomedi, ParodiInformasi InternetWeb aliasBrookersLayanan hos webYouTube, MySpace, Revver, Blogtv Brooke Allison Brodack (lahir 7 April 1986), aka Brookers, adalah pelawak video viral Amerika Serikat terutama dikenal untuk video pendeknya di YouTube, yang telah menerima 49 juta vie…

Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Halilipan – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Motif halilipan pada Busana Pengantin Banjar. Motif ornamen Halilipan adalah suatu bentuk ornamen yang diambil dari wujud binatang serangga lipa…

Artikel ini perlu dikembangkan dari artikel terkait di Wikipedia bahasa Inggris. (Juli 2023) klik [tampil] untuk melihat petunjuk sebelum menerjemahkan. Lihat versi terjemahan mesin dari artikel bahasa Inggris. Terjemahan mesin Google adalah titik awal yang berguna untuk terjemahan, tapi penerjemah harus merevisi kesalahan yang diperlukan dan meyakinkan bahwa hasil terjemahan tersebut akurat, bukan hanya salin-tempel teks hasil terjemahan mesin ke dalam Wikipedia bahasa Indonesia. Jangan me…

Kesultanan Peureulakکسلطانن ڤورولقKesultanan Perlak840–1292Peta kerajaan Islam Peureulak dan Pasai.Ibu kotaPureulakBahasa yang umum digunakanAceh, MelayuAgama IslamPemerintahanMonarkiSultan • 860–864 Sultan Alaiddin Syed Maulana Abdul Aziz Shah• 1267–1292 Sultan Makhdum Alaiddin Malik Abdul Aziz Johan Berdaulat Sejarah • Didirikan 840• Digabungkan dengan Samudera Pasai 1292 Digantikan oleh Samudera Pasai Sekarang bagian dari Indo…

AnneRatu Britania Raya ke-1 Ratu Inggris, Skotlandia, dan Irlandia terakhirLukisan Ratu Anne, karya Michael Dahl, 1705Ratu Inggris, Skotlandia, dan IrlandiaBerkuasa8 Maret 1702 – 1 Mei 1707Penobatan23 April 1702PendahuluRaja William III(Willem van Oranje)Ratu Britania Raya dan IrlandiaBerkuasa1 Mei 1707 – 1 Agustus 1714PenerusRaja George I(Georg Ludwig von Braunschweig-Lüneburg)Informasi pribadiKelahiran6 Februari 1665Istana St James, Westminster, InggrisKematian1 Agustus 1714 (umur 49 tahu…

Warga dunia yang hidup di bawah berbagai rezim politik yang berbeda.[1] Dalam politik, rezim (bahasa Prancis: régime) adalah bentuk pemerintah atau seperangkat aturan, norma budaya atau sosial, dll. Yang mengatur operasi suatu pemerintah atau lembaga dan interaksinya dengan masyarakat. Menurut KBBI,[2] rezim adalah tata pemerintah negara atau pemerintahan yang berkuasa dan menguasai secara total. Penggunaan Pada awalnya kata régime adalah padanan kata untuk semua jenis pemerint…

Akaler Sandhane (In Search of Famine)Poster rilis teatrikalSutradaraMrinal SenProduserD. K. FilmsDitulis olehMrinal SenAmalendu ChakrabortyPemeranDhritiman ChatterjeeSmita PatilGita SenRajen TarafdarSreela MazumderRadhamohan BhattachariyaJayanta ChowdhuryDipankar DeJochhan DastidarPenata musikSalil ChowdhurySinematograferK. K. MahajanPenyuntingGangadhar NaskarTanggal rilis1980Durasi115 menitNegaraIndiaBahasaBengali Akaler Shandhaney (bahasa Bengali: আকালের সন্ধা…

Treaty over Belgium and Luxembourg Scrap of paper redirects here. For the literal meaning, see Paper recycling. For the silent film, see A Scrap of Paper. Treaty of LondonBelgian borders claimed before The Treaty of the XXIV articles.TypeMultilateral TreatySigned19 April 1839 (1839-04-19)LocationLondon, United KingdomOriginalsignatories  Austria  Belgium  France  German Confederation  Netherlands  Russia  United Kingdom Ratifiers Austria Belgium …

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (أكتوبر 2019) أندرو رومانوف (بالروسية: Андрей Андреевич Романов)‏    معلومات شخصية الميلاد 21 يناير 1923  لندن  الوفاة 28 نوفمبر 2021 (98 سنة) [1]  سان أنسيلمو[2]&…

Range of beliefs that a person has two or more kinds of souls Soul dualism, also called dualistic pluralism or multiple souls, is a range of beliefs that a person has two or more kinds of souls. In many cases, one of the souls is associated with body functions (body soul) and the other one can leave the body (free soul or wandering soul).[1][2][3][4][5][6] Sometimes the plethora of soul types can be even more complex.[7][8] Sometime…

American baseball player Baseball player Nick MarkakisMarkakis with the Atlanta Braves in 2015Right fielderBorn: (1983-11-17) November 17, 1983 (age 40)Glen Cove, New York, U.S.Batted: LeftThrew: LeftMLB debutApril 3, 2006, for the Baltimore OriolesLast MLB appearanceSeptember 27, 2020, for the Atlanta BravesCareer statisticsBatting average.288Hits2,388Home runs189Runs batted in1,046 Teams Baltimore Orioles (2006–2014) Atlanta Braves (2015–2020) Career high…

German footballer Hubert Birkenmeier Birkenmeier circa 1984Personal informationDate of birth (1949-05-24) 24 May 1949 (age 74)Place of birth Hartheim am Rhein, West GermanyPosition(s) GoalkeeperSenior career*Years Team Apps (Gls)1970–1972 Freiburger FC 1972–1977 Tennis Borussia Berlin 85 (0)1977–1979 Freiburger FC 76 (0)1979–1985 New York Cosmos 145 (0)1981–1985 New York Cosmos (indoor) 24 (0)1985–1986 Chicago Sting (indoor) 23 (0)1986–1987 New York Express (indoor) 13 (0)1987…

Constituency of Bangladesh's Jatiya Sangsad Gaibandha-5Constituencyfor the Jatiya SangsadDistrictGaibandha DistrictDivisionRangpur DivisionElectorate313,755 (2018)[1]Current constituencyCreated1984PartyAwami LeagueMember(s)Mahmud Hasan Ripon← Seat no. 32Seat no. 33Seat no.34 → Gaibandha-5 is a constituency represented in the Jatiya Sangsad (National Parliament) of Bangladesh since 2023 by Mahmud Hasan Ripon of the Awami League. Boundaries The constituency encompasses Fulchhari and Sa…

Coat of arms of Equatorial Guinea This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Coat of arms of Equatorial Guinea – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (December 2009) (Learn how and when to remove this template message) Coat of arms of Equatorial GuineaArmigerRepublic of Equatorial GuineaAdopted21 Au…

ArkhangelskAstrakhanMoskwaStalingradLeningrad Arkhangelsk dan Astrakhan, dengan Moskwa, Stalingrad dan Leningrad (kota-kota strategis pada batas terdepan sebenarnya Jerman) juga ditampilkan. Wikisumber memiliki naskah asli yang berkaitan dengan artikel ini: Führer Directive 21 Garis Arkhangelsk-Astrakhan,[nb 1] atau pendeknya garis A-A, adalah tujuan militer dari Operasi Barbarossa. Garis tersebut juga dikenal dengan sebutan garis Volga-Arkhangelsk,[1] serta (lebih seringnya) Ga…

Disambiguazione – Se stai cercando la stazione della metropolitana di Brescia, vedi San Polo (metropolitana di Brescia). Questa voce sull'argomento stazioni dell'Emilia-Romagna è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. San Polo d'Enzastazione ferroviaria LocalizzazioneStato Italia LocalitàSan Polo d'Enza Coordinate44°37′28.33″N 10°25′24.88″E / 44.624537°N 10.423579°E44.624537; 10.423579Coordinate: 44°37′28.33…

Rosh Chodesh Perayaan Rosh Chodesh yang digambarkan dalam Juedisches Ceremoniel, sebuah buku Jerman terbitan tahun 1724 Teks Halakha yang terkait artikel ini: Taurat: Keluaran 12:1–2 Talmud Babel: Megillah 22b * Tidak dimaksudkan sebagai suatu Posek (aturan definitif). Sejumlah pelaksanaan mungkin berdasarkan sastra rabbinik, minhag (kebiasaan) atau Taurat. Rosh Chodesh atau Rosh Hodesh (Ibrani: ראש חודש; terjemahan: Awal Bulan; terjemahan harfiah: Kepala Bulan) adalah nama untuk h…

Jordi Osei-Tutu Nazionalità  Inghilterra Altezza 176 cm Peso 70 kg Calcio Ruolo Centrocampista Squadra  PAS Giannina Carriera Giovanili 20??-2015 Reading2015-2019 Arsenal Squadre di club1 2019-2020→  Bochum21 (5)2020-2021→  Cardiff City8 (0)2021-2022→  Nottingham Forest4 (0)2022→  Rotherham Utd14 (0)2022-2024 Bochum20 (0)2024-→  PAS Giannina0 (0) 1 I due numeri indicano le presenze e le reti segnate, per le sole partite di campionato.I…

Manuel Marras Marras con la maglia del Cosenza nel 2023 Nazionalità  Italia Altezza 168 cm Peso 63 kg Calcio Ruolo Ala, attaccante Squadra  Cosenza Carriera Giovanili  Savona2000-2008 Genoa2008-2012 Spezia Squadre di club1 2011-2012 Spezia2 (0)2012-2013→  Rimini24 (3)2013-2014→  Savona24 (1)2014-2015→  Südtirol34 (5)2015-2017 Alessandria66 (7)2017-2018 Trapani35 (3)2018-2019 Pescara33 (0)2019-2020 Livorno34 (8)2020-2022…

Ferrari LaFerrari Bugatti Veyron Lamborghini Veneno Mobil super (Inggris: supercar) adalah klasifikasi mobil sport yang memiliki performa di atas rata-rata. Dari segi produksi Pada umumnya, mobil super diproduksi dalam jumlah sangat terbatas sehingga menjadi sangat eksklusif selain agar tidak sembarangan dimiliki oleh masyarakat awam karena untuk mengendarai mobil ini harus memiliki kemampuan atau keahlian khusus karena kecepatan dan kekuatan mobil super ini sangat luar biasa. Beberapa mobil…

Kembali kehalaman sebelumnya