Cứu rỗi trong Kitô giáo

Cứu rỗi, trong Kitô giáo, là "giải cứu một linh hồn ra khỏi tội lỗi và hậu quả của nó, bao gồm cái chết và xa lìa Thiên Chúa," thông qua sự chết và phục sinh của Chúa Kitô.[1][2] Trong thần học, sự cứu rỗi là một ý niệm trừu tượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Kitô giáo (Cơ Đốc giáo) định nghĩa cứu rỗi là giải cứu khỏi sự câu thúc của tội lỗi và sự đoán phạt để có thể nhận lãnh sự sống đời đời của Thiên Chúa. Cứu rỗi có lẽ là một trong những ý niệm thần học quan trọng nhất, chỉ sau lẽ đạo về thần tính của Chúa Giê-xu.

Mục tiêu tôn giáo của tín hữu Cơ Đốc là tìm kiếm và nhận lãnh sự cứu rỗi, mặc dù không ít người cho rằng mục tiêu chính yếu của cuộc đời Cơ Đốc là tuân phục ý chỉ Thiên Chúa hoặc cả hai (sự cứu rỗi và sự tuân phục Thiên Chúa) có tầm quan trọng ngang nhau. Đối với nhiều người được cứu rỗi có nghĩa là được vào thiên đàng sau khi chết, nhưng hầu hết tín hữu Cơ Đốc thường nhấn mạnh đến yếu tố cho rằng sự cứu rỗi biểu trưng cho một cuộc sống được đổi mới ngay trên đất. Thần học Cơ Đốc đưa ra lời giải thích tại sao sự cứu rỗi là cần thiết và làm thế nào để được cứu rỗi.

Ý niệm về sự cứu rỗi lập nền trên sự kiện loài người đang sống trong tình trạng hư mất, vì vậy họ cần được cứu. Theo quan điểm Cơ Đốc, con người bị đặt dưới sự đoán phạt của Thiên Chúa vì cớ nguyên tội (tội tổ tông) mà chúng ta thừa kế từ sự sa ngã của Adam (thừa kế bản chất tội lỗi của Adam sau khi phạm tội), và tội lỗi chúng ta phạm phải trong cuộc sống hằng ngày, để nhận biết rằng mọi người đều đã phạm tội.

Chính thống giáo bác bỏ khái niệm nguyên tội, cho rằng giáo lý này là không phù hợp với lời dạy của Kinh Thánh. Chính thống giáo nhìn xem sự cứu rỗi là những nấc thang giúp cải thiện đời sống tâm linh và chữa lành bản chất của con người vốn đã bị hư hoại và tổn thương sau sự sa ngã của Adam.

Phần lớn tín hữu Cơ Đốc đều đồng ý rằng con người được dựng nên là vô tội, tội lỗi chỉ xuất hiện sau khi con người sa ngã, và vì vậy, cần có một Cứu Chúa (Savior) để đem con người trở lại với mối tương giao vốn có với Thiên Chúa. Cứu Chúa là đấng cứu chuộc con người khỏi tội lỗi, và Chúa Giê-xu là Cứu Chúa.

Cơ Đốc giáo Tây phương

Theo Cơ Đốc giáo Tây phương, thần học về sự cứu rỗi bao gồm các chủ đề như sự chuộc tội, hoà giải, ân điển, sự xưng công chính, quyền tể trị của Thiên Chúa, và ý chí tự do của con người.[3] Nhiều cách giải thích khác nhau về từng chủ đề được tìm thấy trong thần học Công giáo và thần học Kháng Cách. Trong cộng đồng Kháng Cách, sự dị biệt này lập nền trên hai trường phái thần học, một theo tư tưởng Calvin, hệ tư tưởng còn lại theo sự dạy dỗ của Arminus; về sau còn có các nhà thần học khác xác lập những học thuyết dung hoà dựa trên hai hệ tư tưởng này

Giáo lý Công giáo dạy rằng cứu rỗi không chỉ đơn giản là được giải cứu khỏi tội lỗi và sức mạnh của tội lỗi: Sự cứu rỗi của Thiên Chúa không chỉ giải thoát mà còn ban thưởng cho chúng ta. Hành động của Thiên Chúa là một sự giải cứu tích cực nhằm đem con người vào địa vị siêu nhiên, nhận lãnh sự sống vĩnh cửu và cao quý hơn cuộc sống trần gian, hiệp nhất trong một thân thể với Chúa Cơ Đốc, một trong ba thân vị của Ba Ngôi, để nhận lãnh phẩm giá làm con Thiên Chúa và "sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy" (1 Giăng 3. 2) để có thể tương giao trong sự sống và tình yêu với Ba Ngôi và với các thánh (Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1023-1025, 1243, 1265-1270, 2009).

Theo đức tin của tín hữu thuộc trào lưu Tin Lành (Evangelical), tiền đề của sự cứu rỗi là mọi người đều đã phạm tội, vì vậy mọi người đều bị đặt dưới sự đoán phạt của Thiên Chúa. Sự đền tội thay để được phục hoà với Thiên Chúa được ban cho mọi người, chỉ qua Chúa Giê-xu Cơ Đốc, đấng đã sống cuộc đời trọn vẹn trên đất và đã chết trên thập tự giá như một sinh tế không tì vết gánh thay cái chết mà con người đáng phải chịu. Vì con người được Thiên Chúa ban cho ý chí tự do, họ có thể sử dụng ý chí này để chấp nhận hay khước từ sự cứu rỗi của Thiên Chúa, vì vậy sự chết đền tội thay của Chúa Giê-xu chỉ linh nghiệm cho những ai đồng ý:

  • Xưng nhận tội lỗi của mình.
  • Bởi đức tin, chấp nhận Chúa Giê-xu là Chúa và Cứu Chúa của mình.

Kết quả của sự cứu rỗi là tội lỗi của người ấy được tha, người ấy sẽ trải nghiệm sự tái sinh để trở nên một con người mới, một Cơ Đốc nhân, một người sống bởi đức tin, trở nên con cái của Thiên Chúa và được ấn chứng bởi Chúa Thánh Linh ("Nhưng hễ ai tin nhận Ngài (Chúa Giê-xu), thì Ngài sẽ ban cho quyền phép trở nên con cái Thiên Chúa, là ban cho những người tin danh Ngài, là người chẳng phải sanh bởi khí huyết, bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Thiên Chúa vậy". - Phúc âm Giăng 1. 12)

Một số người, vì không hiểu biết đầy đủ, tìm cách lợi dụng đặc quyền này lập luận rằng nếu mọi tội đều được tha thì quy trình cứu rỗi cũng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, nghĩa là cứ tiếp tục phạm tội rồi sẽ tiếp tục được tha thứ. Trong thực tế điều này không xảy ra.

Theo quan điểm của tín hữu Tin Lành, không phải mọi người đều được cứu rỗi, bởi vì không phải mọi người đều tin nhận Chúa Giê-xu.[4] Những ai không tin nhận Chúa Giê-xu sẽ không được tha thứ tội lỗi và sẽ chịu đoán phạt nơi hoả ngục (Hell), ấy là sự phân rẽ đời đời với Thiên Chúa.[5]

Tín hữu Tin Lành tin rằng sự cứu rỗi không cống hiến một cuộc sống nhằm tuân giữ một số nguyên tắc đạo đức hoặc lễ nghi tôn giáo. Cứu rỗi có nghĩa là được phục hoà với Thiên Chúa, để bắt đầu một mối tương giao mật thiết giữa cá nhân tín hữu với Thiên Chúa, để được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu, sự công chính và sự thánh khiết của Thiên Chúa.

Các giáo phái có khuynh hướng bảo thủ thuộc phong trào Restoration (như giáo phái Church of Christ) tin rằng điều kiện cần có để được cứu rỗi không chỉ là nghe Phúc âm và đáp ứng với đức tin, mà còn cần có sự ăn năn tội, chịu lễ báp têm và kiên định trong tinh thần vâng phục Thiên Chúa ("Peter đáp rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Chúa Giê-xu mà chịu lễ báp têm, để được tha tội mình, rồi sẽ nhận lãnh sự ban cho Chúa Thánh Linh". Công vụ các Sứ đồ 2. 38-39 và 2 Corinthians 7.10, Hebrews 6.4-6).

Một quan điểm khác, sự cứu rỗi dành cho mọi người (universal salvation), tồn tại trong suốt dòng lịch sử Cơ Đốc giáo rồi trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ trong những thập niên đầu của thế kỷ 19, cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt niềm tin tôn giáo, dần dần sẽ được cứu để được vào thiên đàng; đây là tâm điểm của thần học Phổ độ luận (Universalism) và nhiều giáo đoàn Nhất vị luận (Unitarianism). Họ thường nói "Thiên Chúa quá yêu con người nên ngài không đoán phạt bất kỳ ai". Phần đông tín hữu Cơ Đốc cho rằng quan điểm này là dị giáo vì ngụ ý rằng mọi tôn giáo đều đúng và có nhiều con đường dẫn đến sự cứu rỗi mà không cần đến ân điển của Chúa Cơ Đốc. Bên trong nền thần học phổ độ có quan điểm cho rằng chỉ có sự cứu rỗi qua Chúa Giê-xu; dù vậy, họ tin rằng sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu được dành cho mọi người, không phân biệt tôn giáo.

Cơ Đốc giáo Đông phương

Cơ Đốc giáo Đông phương ít bị ảnh hưởng bởi thần học Augustinus, cũng không chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Jean Calvin hay Jacobus Arminius. Cũng dễ hiểu khi họ không có nhiều câu trả lời mà chỉ đặt ra nhiều câu hỏi; ở đây quan điểm về sự cứu rỗi ít được trình bày trong ngôn từ pháp chế (ân điển, trừng phạt...) mà trong ngôn từ y thuật (bệnh tật, chữa lành....), vì vậy cũng ít chính xác hơn. Thay vào đó, họ nhìn xem sự cứu rỗi theo quan điểm thần học theosis - tìm kiếm một đời sống thánh khiết, ngày càng gần với Thiên Chúa hơn - một khái niệm vẫn được phát triển trải qua nhiều thế kỷ trong các giáo hội khác nhau thuộc cộng đồng Chính Thống giáo. Họ cũng nhấn mạnh đến lời dạy của Chúa Giê-xu được ký thuật trong các sách Phúc âm như là điều kiện tiên quyết cho sự tha thứ tội lỗi, bao hàm cả hành động tha thứ cho người khác.

Trích dẫn Tân Ước

Quan điểm của tín hữu Cơ Đốc về sự cứu rỗi lập nền trên lời dạy của Tân Ước. Nhiều luận giải về chủ đề này được tìm thấy trong Thư gởi tín hữu ở La mã, phần lớn là vì thư tín này chứa đựng hầu hết những luận giải của Sứ đồ Phao-lô về các chủ đề thần học.

  • Tình yêu của Thiên Chúa: "Vì Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con độc sanh của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời" (Giăng 3. 16) "Nhưng Thiên Chúa tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Chúa Cơ Đốc vì chúng ta chịu chết". (La mã 5. 8)
  • Tội lỗi phân rẽ nhân loại khỏi Thiên Chúa: "Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Thiên Chúa" (La mã. 3. 23) "Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội..." (La mã. 5. 12).
  • Thiên Chúa ban cho sự sống vĩnh cửu bởi vì Chúa Giê-xu Cơ Đốc đã chết thay vì tội lỗi của chúng ta: "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Thiên Chúa là sự sống đời đời" (La mã. 6. 23).
  • Được cứu khỏi tội lỗi bằng cách tha thứ cho người khác: "Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi". Mat. 6.14-15".
  • Xưng nhận đức tin và tin: "Vậy nếu miệng ngươi xưng Chúa Giê-xu ra và lòng ngươi tin rằng Thiên Chúa đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi". (La mã 10. 9-10) "Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu". (La mã 10. 13).
  • Được cứu rỗi bởi chịu lễ báp têm: "Những kẻ bội nghịch từ thuở trước, về thời kỳ Noah, khi Thiên Chúa nhịn nhục chờ đợi, chiếc tàu đóng nên, trong đó có ít người được cứu bởi nước, là chỉ có tám người. Phép báp têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải làm sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng là một sự liên lạc lương tâm tốt với Thiên Chúa, bởi sự sống lại của Chúa Giê-xu Cơ Đốc" (1 Peter 3. 20-21); "Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp têm trong Chúa Giê-xu Cơ Đốc, tức là chịu phép báp têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp têm trong sự chết Ngài, hầu cho Chúa Cơ Đốc nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy" (La mã 6. 3-5).
  • Được cứu bởi ân điển của Thiên Chúa: "Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Thiên Chúa. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình" (Ephesians 2. 8-9).
  • Được cứu bởi việc làm: "Nhân đó anh em biết người ta cậy việc làm được xưng công bình, chớ chẳng những là cậy đức tin mà thôi" (Gia-cơ 2. 24). Có sự tranh luận về câu Kinh Thánh này. Tín hữu Kháng Cách cho rằng từ "xưng công chính" không nên được hiểu là "làm cho trở nên công chính" mà chỉ là "bày tỏ sự công chính đã có sẵn". Điều này nên được hiểu theo ý nghĩa việc lành của một người chứng tỏ rằng người ấy đã được cứu rỗi, và Thiên Chúa đang thánh hoá người ấy, khiến người ấy ngày càng tốt hơn, sau khi trải nghiệm sự cứu rỗi. Trong khi đó, tín hữu Công giáo tách rời sự xưng công chính khỏi sự thánh hoá. Công đồng Trent cho rằng đức tin đồng công với việc lành nhằm gia tăng sự công chính mà tín hữu nhận lãnh qua ân điển của Chúa Giê-xu để họ ngày càng trở nên công chính hơn.

Chú thích

  1. ^ "The saving of the soul; the deliverance from sin and its consequences" OED 2nd ed. 1989.
  2. ^ Wilfred Graves, Jr., In Pursuit of Wholeness: Experiencing God's Salvation for the Total Person (Shippensburg, PA: Destiny Image, 2011), 9, 22, 74-5.
  3. ^ "Christian Doctrines of Salvation." Religion facts. ngày 20 tháng 6 năm 2009. http://www.religionfacts.com/christianity/beliefs/salvation.htm Lưu trữ 2015-04-01 tại Wayback Machine
  4. ^ The Five Points of Calvinism Lưu trữ 2020-03-03 tại Wayback Machine. The Calvinist Corner. Truy cập 2011-11-12.
  5. ^ “Westminster Confession of Faith”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2015.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Selzthal Lambang kebesaranKoordinat: 47°33′00″N 14°19′00″E / 47.55000°N 14.31667°E / 47.55000; 14.31667Koordinat: 47°33′00″N 14°19′00″E / 47.55000°N 14.31667°E / 47.55000; 14.31667NegaraAustriaNegara bagianSteiermarkDistrikLiezenPemerintahan • Wali kotaGernot Hejlik (SPÖ)Ketinggian636 m (2,087 ft)Zona waktuUTC+1 (CET) • Musim panas (DST)UTC+2 (CEST)Kode pos8900Kode area telepon+43 3616Pe...

Paul Biya(2014) Nama dalam bahasa asli(fr) Paul Barthélemy Biya'a bi Mvondo BiografiKelahiran13 Februari 1933 (91 tahun)Mvomeka'a (en)   Chairperson of the Organisation of African Unity (en) 8 Juli 1996 – 2 Juni 1997 ← Meles Zenawi – Robert Mugabe →  2n President of Cameroon (en) 6 November 1982 – ← Ahmadou Ahidjo  1r Prime Minister of Cameroon (en) 30 Juni 1975 – 6 November 1982 ← ...

Alauddin KhaljiSultanLukisan Alauddin Khalji dari abad ke-17Sultan DelhiBerkuasa19 Juli 1296–4 Januari 1316Penobatan21 Oktober 1296PendahuluJalaluddin Firuz KhaljiPenerusShihabuddin OmarGubernur AwadhBerkuasac. 1296–19 Juli 1296Gubernur KaraBerkuasac. 1291–1296PendahuluMalik ChajjuPenerusʿAlāʾ ul-MulkAmir-i-TuzukBerkuasac. 1290–1291Informasi pribadiKelahiranAli Gurshaspc.1266-1267Kematian4 Januari 1316Delhi, IndiaPemakamanMakam Alauddin Khalji, Delhi[1]WangsaKhaljiNama takh...

Untuk orang lain dengan nama yang sama, lihat John Davis. John DavisLahirOktober 1550Sandridge, Devon, InggrisMeninggal29 Desember 1605Bintan, Sumatra, IndonesiaSebab meninggalPembunuhanKebangsaanInggrisPekerjaanPengelana, navigatorDikenal atasSelat Davis, menemukan Kepulauan FalklandSuami/istriFaith Fulford John Davis (lahir di Sandridge, Devon, Inggris pada Oktober 1550 – meninggal di Bintan, Sumatra, Indonesia pada 29 Desember 1605 pada umur 55 tahun) adalah pengelana dan navigator ...

Anthony MannAnthony MannLahirEmil Anton Bundesmann(1906-06-30)30 Juni 1906San Diego, California, Amerika SerikatMeninggal29 April 1967(1967-04-29) (umur 60)Berlin, GermanTahun aktif1942–1967Suami/istriMildred Mann (1936–1957; divorced)Sara Montiel (1957–1963; divorced)Anna (1964–1967; his death)AnakNicholas (Anne) Anthony Mann (30 Juni 1906 - 29 April 1967) adalah sutradara dan penulis Amerika Serikat.[1] Ia menikah dengan Anna, Sara Montiel dan Mildred Mann.[1&...

American politician (1912–2000) Alfred Nash Beadleston, Jr. (February 20, 1912 – January 18, 2000) was an American Republican Party politician who served as Speaker of the New Jersey General Assembly and President of the New Jersey Senate. Biography Alfred N. Beadleston (far right) checks election results with other successful Monmouth County Republican candidates in Freehold. Red Bank Register November 1961 Beadleston was born in Rumson, New Jersey, in 1912 to Alfred Nash Beadleston,...

Peta menunjukkan lokasi General Luna General Luna adalah munisipalitas yang terletak di provinsi Surigao del Norte, Filipina. Pada tahun 2010, munisipalitas ini memiliki populasi sebesar 13.695 jiwa dan 3.094 rumah tangga. Pembagian wilayah Secara administratif General Luna terbagi menjadi 19 barangay, yaitu: Anajawan Cabitoonan Catangnan Consuelo Corazon Daku La Januza Libertad Magsaysay Malinao Santa Cruz Santa Fe Suyangan Tawin-tawin Pranala luar Philippine Standard Geographic Code Diarsip...

Dalam nama yang mengikuti kebiasaan penamaan Slavia Timur ini, patronimiknya adalah Maratovna. Alina Kabaeva Алина Кабаева— Pesenam —Kabáyeva pada 2005Informasi pribadiNegaraRusiaLahir12 Mei 1983 (umur 40)Tashkent, RSS Uzbek, Uni SovietTempat tinggalMoskwa, RusiaTinggi166 cmBerat50 kgDisiplinRhythmic gymnasticsKlubMGFSO DynamoPelatihIrina VinerAsisten pelatihVera ShatalinaKoreograferVeronica ShatkovaKeahlian eponimBackscale pivotsPensiun2007 Alina Maratovna Kab...

Emirati Minister of State Her ExcellencyReem Al Hashimyريم الهاشميReem Al Hashimy in January 2023Minister of State for International CooperationIncumbentAssumed office 14 February 2016PresidentKhalifa bin Zayed Al NahyanMohammed Bin Zayed Al NahyanPrime MinisterMohammed bin Rashid Al MaktoumCEO of Expo City Dubai AuthorityIncumbentAssumed office 15 July 2022Preceded byOffice establishedMinister of StateIn office21 February 2008 – 14 February 2016PresidentKhalifa b...

Kabupaten Ogan Komering Ulu TimurKabupatenTranskripsi bahasa daerah • Abjad Jawiكابوڤاتين اوڬن كومريڠ اولو تيمورBendungan Perjaya LambangMotto: Sebiduk sehaluan(Bahasa Komering) Satu perahu, satu tujuanPetaKabupaten Ogan Komering Ulu TimurPetaTampilkan peta SumatraKabupaten Ogan Komering Ulu TimurKabupaten Ogan Komering Ulu Timur (Indonesia)Tampilkan peta IndonesiaKoordinat: 3°51′24″S 104°45′08″E / 3.85679°S 104.7520...

Tahu gejrotTempat asalCirebonDaerahJawa BaratSunting kotak info • L • BBantuan penggunaan templat ini  Media: Tahu gejrot Tahu gejrot (Hanacaraka: ꦠꦲꦸ​ꦒꦼꦗꦿꦺꦴꦠ꧀) adalah makanan khas Cirebon, Jawa Barat, Indonesia yang terbuat dari tahu dan bumbu lainnya.[1] Tahu gejrot terdiri dari tahu yang sudah digoreng kemudian dipotong agak kecil lalu dimakan dengan kuah yang bumbunya terdiri dari cabai, bawang putih, bawang merah, dan gula.[1]...

Singaporean musical cabaret trio This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Dim Sum Dollies – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (April 2007) (Learn how and when to remove this message) Dim Sum DolliesThe Dim Sum Dollies show Dim Sum Dollies: The History of Singapore Part 2 at the Esplanade The...

1983 1987 Élections fédérales australiennes de 1984 Renouvellement des 148 députés et de 46 sénateurs 1er décembre 1984 Travaillistes – Bob Hawke 51,77 %  Sièges obtenus 82  7 Coalition Libéraux/Nationaux – Andrew Peacock 48,23 %  Sièges obtenus 66  16 Premier ministre Sortant Élu Bob Hawke Travailliste Bob Hawke Travailliste modifier - modifier le code - voir Wikidata  v · m Élections en Australie Fédérales 1...

Запрос «Полицентризм» перенаправляется сюда; см. также другие значения. Гипотеза мультирегионального происхождения неоантропа (полицентризм, от поли… и лат. centrum — «центр») — полифилическая[1] гипотеза антропогенеза, согласно которой существовало несколько ц�...

Vlad Alexandrescu Ministro della cultura della RomaniaDurata mandato17 novembre 2015 –3 maggio 2016 Capo del governoDacian Cioloș PredecessoreIoan Vulpescu SuccessoreCorina Șuteu Senatore della RomaniaDurata mandato21 dicembre 2016 –20 dicembre 2020 LegislaturaVIII GruppoparlamentareUSR CircoscrizioneBucarest Sito istituzionale Dati generaliPartito politicoIndipendente (fino al 2016)USR (dal 2016) UniversitàUniversità di BucarestÉcole des hautes étud...

Belgic tribe Map of Gaul with tribes, 1st century BC; the Mediomatrici are circled. Civitas of the Mediomatrici City scape of Divodurum Mediomatricum (ca. 2nd century AD), ancestor of present-day Metz, capital of the Mediomatrici. The Mediomatrici (Gaulish: *Medio-māteres) were according to Caesar a Gaulish tribe at the frontier to the Belgicae dwelling in the present-day regions Lorraine, Upper Moselle during the Iron Age and the Roman period. Name They are mentioned as Mediomatricorum and ...

Частина серії проФілософіяLeft to right: Plato, Kant, Nietzsche, Buddha, Confucius, AverroesПлатонКантНіцшеБуддаКонфуційАверроес Філософи Епістемологи Естетики Етики Логіки Метафізики Соціально-політичні філософи Традиції Аналітична Арістотелівська Африканська Близькосхідна іранська Буддій�...

Railway station in Cumbria, England GarsdaleA British Rail Class 47 locomotive no.47561 hauling diverted inter-city West Coast train passes Garsdale signal box and disused station on the Down Main line in March 1984General informationLocationGarsdale Head, South LakelandEnglandCoordinates54°19′17″N 2°19′35″W / 54.3214617°N 2.3263682°W / 54.3214617; -2.3263682Grid referenceSD788918Owned byNetwork RailManaged byNorthern TrainsPlatforms2Tracks2Other informatio...

本條目存在以下問題,請協助改善本條目或在討論頁針對議題發表看法。 此條目需要編修,以確保文法、用詞、语气、格式、標點等使用恰当。 (2023年3月22日)請按照校對指引,幫助编辑這個條目。(幫助、討論) 此條目可参照英語維基百科相應條目来扩充。 (2023年3月22日)若您熟悉来源语言和主题,请协助参考外语维基百科扩充条目。请勿直接提交机械翻译,也不要翻译不�...

  提示:此条目页的主题不是萧。 簫琴簫與洞簫木管樂器樂器別名豎吹、豎篴、通洞分類管樂器相關樂器 尺八 东汉时期的陶制箫奏者人像,出土於彭山江口汉崖墓,藏於南京博物院 箫又稱洞簫、簫管,是中國古老的吹管樂器,特徵為單管、豎吹、開管、邊稜音發聲[1]。「簫」字在唐代以前本指排簫,唐宋以來,由於單管豎吹的簫日漸流行,便稱編管簫爲排簫�...